CHIA SẺ

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

DANH SÁCH CÁC TRẠM BIẾN ÁP 500KV Ở VIỆT NAM


Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng cao của các tỉnh thành phố, rất nhiều các trạm biến áp 500kv ở Việt Nam đã được xây dựng. Sau đây là danh sách các trạm biến áp có công suất 500kv trên khắp cả nước.
Trạm biến áp

1.Trạm biến áp 500 kV Đà Nẵng

Đối với thành phố Đà Nẵng, việc xây dựng trạm biến áp 500kV nhằm đáp ứng nhu cầu cấp điện cho toàn thành phố, đặc biệt là các khu trung tâm, khu du lịch,… Cũng theo đó, trạm biến áp 500kv sẽ giúp mạng điện lưới của thành phố giải phóng công suất và đảm bảo truyền tải điện năng cho các trạm biến áp 110 - 220 kV trong toàn địa bàn thành phố.
Sau khi đi vào hoạt động, trạm biến áp 500kv tại Đà Nẵng cũng như các trạm biến áp 500kv ở Việt sẽ nâng cao khả năng cung cấp điện sâu rộng, duy trì sự ổn định của mạng điện lưới, nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu an sinh của người dân, đặc biệt, trạm biến áp 500kv sẽ góp phần phục vụ tốt cho Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2017) sẽ diễn ra tại TP Đà Nẵng vào cuối năm nay.
Trạm biến áp

2. Trạm biếp áp 500kV Cầu Bông (H. Củ Chi, TP. HCM)

Đây là một trong những công trình sớm được đi vào hoạt động với công suất 500kv có mức đầu tư là 217 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư từ nguồn vốn vai Ngân hàng Phát triển châu Á và vốn đối ứng do EVNNPT tự thu xếp.
Công trình trạm biến áp 500kv Cầu Bông đã và đang làm tốt vai trò của mình trong việc cung cấp nguồn điện ổn định cho các cụm dân cư, các khu công nghiệp đang trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3. Trạm biến áp 500kV Pleiku

Trạm biến áp 500kV Pleiku là một trong những trạm biến áp khai thác có hiệu quả công suất của các thiết bị được lắp đặt tại trạm biến áp. Không những vậy, trạm biến áp này còn làm giảm những sự cố điện xảy ra, nhằm cung cấp mạng điện ổn định trên các địa bàn của Pleiku.

4. Trạm biến áp 500kV Việt Trì

Đây là một trong những trạm biến áp mới được khởi công xây dựng vào đầu năm 2016 với có tổng mức đầu tư gần 1.250 tỷ đồng. Công trình trạm biến áp này sử dụng nguồn vốn vay tín dụng thương mại và vốn tự có của EVNNPT.
Sau khi toàn thiện và đi vào hoạt động, trạm biến áp 500kV Việt Trì sẽ góp phần giải phóng nguồn điện, đảm bảo duy trì ổn định mạng lưới điện quốc gia. Đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng cường điện lưới của toàn miền Bắc, đặc biệt là hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, làm giảm những tổn thất điện trong quá trình truyền tải bằng mạng lưới điện.
Trạm biến áp


6. Trạm biến áp 500kV Vũng Áng, Hà Tĩnh
Đây là dự án sân phân phối 500kV của Trung tâm Điện lực Vũng Áng do Tập đoàn PVN đầu tư. Sau khi đi vào hoạt động, trạm biến áp 500kv Vũng Áng, Hà Tĩnh sẽ đón dòng điện từ Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 nhằm cung cấp và phân phối nguồn điện tại các địa phương trên toàn tỉnh, đặc biệt là những khu công nghiệp trọng điểm.



Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

PHÂN LOẠI TRẠM BIẾN ÁP


Xây dựng trạm biến áp là một trong những vấn đề được rất nhiều gia đình quan tâm bởi chức năng ổn định và bảo đảm cung cấp điện áp trong những giờ cao điểm. Đặc biệt trong xây dựng, để phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau mà sẽ xây dựng các trạm biến áp cho phù hợp.
Trạm biến áp là gì

Trạm biến áp là gì?

Trong quá trình truyền tải điện năng, trạm biến áp có chức năng chuyển đổi điện năng từ 6 – 35 kv xuống 380 – 220V nhằm cung cấp toàn bộ điện năng đến các hộ gia đình, các cơ quan, xí nghiệp nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân.
Việc sử dụng trạm biến áp sẽ giúp truyền tải điện năng đến các hộ gia đình, đảm bảo quá trình phân phối điện đúng quy trình, phù hợp với từng công suất điện của các thiết bị điện. Do vậy mà việc xây dựng trạm biến áp tại các khu dân cư, tại các cụm công nghiệp là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng.
Hiện nay, đối với các công trình mới được xây dựng trong những năm gần đây, để đảm bảo mỹ quan đô thị, hầu hết các trạm biến áp đều được xây ngầm dưới đất. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát, thì tại những tuyến đường cũ vẫn còn tồn tại các trạm biến áp nhằm đảm bảo cho việc cấp phát điện cho các khu dân cư và trên toàn thành phố. Đặc biệt với nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của các hộ gia đình hiện nay.

Phân loại xây dựng trạm biến áp
Phân loại xây dựng trạm biến áp

  1. Xây dựng trạm biến áp ngoài trời

Đối với các trạm biến áp được xây dựng ngoài trời thông thường là các loại trạm có công suất lớn nhằm phục vụ các công trình trọng yếu tiêu thụ nhiều điện năng. Do là trạm có công xuất lớn nên việc lắp đặt máy biến áp cũng chiếm một khoảng diện tích nhất định. Để phân loại các trạm biến áp ngoài trời thì cần phải dựa vào giá thành và nhu cầu sử dụng, bao gồm:
+ Trạm treo:
Đây là dạng xây dựng trạm biến áp mà toàn bộ các thiết bị biến áp và hạ áp đều được trep trên cột. Việc sử dụng loại trạm này giúp làm giảm diện tích tiếp xúc với đất. Tuy nhiên, trạm treo này lại thiếu tính thẩm mỹ, gây mất mỹ quan đường phố nên ít được xây dựng tại các khu trung tâm.
+ Trạm giàn:
Cũng tương tự giống trạm treo, tuy nhiên với trạm giàn thì các thiết bị được treo giữa giá đã của hai cột.
+  Trạm nền:
Cũng giống với hai trạm trên, do là thiết bị xây dựng trên mặt đất gây tốn diện tích nên trạm nền cũng ít được sử dụng tại các thành phố lớn mà tập trung chủ yếu tạo các vùng nông thân, cơ quan, xí nghiệp. Để xây dựng trạm biến áp dạng nền này yêu cầu trong quá trình xây dựng cần phải có tường rào bao quanh. Phần dây cáp nối phải được đặt trên cao hoặc chôn xuống dưới lòng đất. Tuyệt đối không được để lộ thiên, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

2. Xây dựng trạm biến áp trong nhà
Xây dựng trạm biến áp trong nhà

So với trạm biến áp ngoài trời, trạm biến áp trong nhà thường chiếm diện tích nhỏ, không gây cồng kềnh. Với trạm biến áp trong nhà cũng có một số dạng thường gặp, bao gồm:
+ Trạm kín
Đây là dạng trạm mà hầu hết các thiết bị điện áp đều được đặt trong nhà. Thông thường trạm kín thường có hai loại: trạm công cộng phục vụ các khu chung cư cao tầng và trạm khách hàng là sử dụng trong hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình kinh doanh, sản xuất.
+ Trạm trọn bộ
Loại trạm trọn bộ nào yêu cầu được đặt kín, không chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài. Trạm trọn bộ này thường nhỏ, được lắp đặt trên nền nhà bê tông và sử dụng chính ở vùng nông thôn.


Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

TRẠM BIẾN ÁP LÀ GÌ?


Trạm biến áp có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống kiểm soát năng lượng của mỗi công trình. Cùng với sự phát triển của hệ thống năng lượng điện nên ngày càng xuất hiện các trạm biến áp có công suất lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết trạm biến áp là gì ? Có những dạng trạm nào ? Để hiểu hơn về vấn đề này các bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Trạm biến áp

Trạm biến áp là gì?

Trạm biến áp là một thiết bị điện tĩnh có tác dụng dùng để truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quang chiều giữa các mạch điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ, tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên tần số.
Trạm biến áp muốn hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao nhất phải có các máy biến áp, trạm biến áp chính là nơi lắp đặt của máy biến áp và các thiết bị phân phối điện nhằm tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh khi cung cấp điện.
Máy biến áp được lắp tại trạm biến áp

Các loại trạm biến áp thường sử dụng hiện nay

  • Trạm biến áp ngoài trời
Đặc điểm của loại trạm biến áp này chính là được sử dụng trong các trạm trung gian có công suất lớn, do vậy mà máy biến áp và các thiết bị của trạm thường có kích thước khá lớn, nên cần một khoảng không gian rộng để lắp đặt.
Do đó loại trạm này chỉ thích hợp lắp đặt ở ngoài trời, tuy nhiên nó có một bất lợi lớn đó là có thể gây mất mỹ quan, không phù hợp với các khu đô thị, do vậy nó thường được sử dụng trong các nhà máy, nhà xưởng công nghiệp hay các khu sản xuất có công suất lớn.
Trạm biến áp ngoài trời gồm có 4 loại đó là : Trạm treo, trạm giàn, trạm nền, trạm hợp bộ, mỗi loại trạm sẽ có những ưu nhược điểm riêng, do đó nếu bạn có nhu cầu sử dụng trạm biến áp ngoài trời nên tính toán cẩn thận, kỹ lượng để lựa chọn được loại trạm phù hợp nhất, sao cho khi hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất.
Trạm biến áp ngoài trời

  • Trạm trong nhà
Đây là dạng trạm biến áp được sử dụng khá nhiều hiện nay và phù hợp ở những khu đô thị đông dân cư, bởi nó không gây mất mỹ quan, có kích thước phù hợp có thể đặt được ở trong nhà.
Trạm biến áp trong nhà được phân làm 3 loại chính đó là trạm kín, trạm trọn bộ và trạm gis. Đối với mỗi loại trạm cụ thể sẽ có những ưu điểm khác nhau, tuy nhiên chúng đều được các chuyên gia và người sử dụng đánh giá cao trong quá trình sử dụng.

Trên đây là những thông tin để giúp bạn giải đáp được câu hỏi trạm biến áp là gì và có những loại trạm biến áp nào. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về trạm biến áp.

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

TÌM HIỂU GIÁ MÁY BIẾN ÁP 3 PHA


Máy biến áp 3 pha là một trong những thiết bị điện được nhiều người lựa chọn sử dụng trọng mạng lưới điện hiện nay, bởi nó mang lại nhiều lợi ích mà các thiết bị khác khó có được. Tuy nhiên vấn đề khiến nhiều người quan tâm nhất hiện nay đó là giá máy biến áp 3 pha là bao nhiêu ?
Máy biến áp

Có mấy loại máy biến áp 3 pha?

Máy biến áp 3 pha là loại thiết bị được dùng nhiều trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, hiện nay trên thị trường có 3 loại máy biến áp 3 pha đó là :
  • Máy biến áp 3 pha ngâm dầu

Máy biến áp này có tiết diện dạng tròn và có kết cấu đơn giản, lõi thép của mát chủ yếu được sử dụng từ công nghệ quấn liền nên sẽ giúp giảm được tổn hao ở mức thấp nhất, mang lại lợi ích lâu dài cho khách hàng. Do đó hầu hết hiện nay các máy biến áp điện lực đều sử dụng lõi sắt kiểu này.
Máy biến áp 3 pha ngâm dầu

Máy biến áp 3 pha ngâm dầu có kết cấu khá vững chắc nên có khả năng chịu đựng điện động lục và lục ngắn mạch, do vậy hiệu quả làm việc của máy cao và an toàn, không chỉ vậy khi hoạt động máy sử dụng ít vật liệu nên khá tiết kiệm.
  • Máy biến áp đổi nguồn hạ thế tự ngẫu 3 pha

Máy biến áp này có tác dụng dùng để đổi nguồn điện cho các thiết bị công nghiệp mà điện áp được sử dụng theo tiêu chuẩn của Nhật, Mỹ, Đài Loan…
  • Máy biến áp 3 pha cách ly

Máy biến áp này làm việc dựa trên cảm ứng từ như nhiều máy biến áp thông thường. Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây sơ cấp có số vòng dây N1 thì lúc đó sẽ có dòng điện xoay chiều chạy qua, tạo nên hiện tượng từ thông biến thiên trong lõi thép.

Giá máy biến áp 3 pha là bao nhiêu?

Giá máy biến áp 3 pha là bao nhiêu rất khó để có thể đưa ra một câu trả lời chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như :
Tùy vào từng loại máy cụ thể, như trên phân tích có 3 loại máy biến áp 3 pha nên chúng sẽ có mức giá khác nhau.
Giá máy biến áp 3 pha phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Địa chỉ bán cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới giá máy biến áp 3 pha, bởi có những nơi bán đắt hơn so vói giá thị trường.
Không chỉ vậy giá các loại máy biến áp còn do yếu tố chất lượng quyết định, những sản phẩm có chất lượng tốt chắc chắn giá sẽ cao hơn.

Như vậy có thể thấy giá máy biến áp 3 pha phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, để mua hàng được giá tốt nhất bạn nên tham khảo nhiều nơi sau đó mới đưa ra quyết định.

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BIẾN ÁP LỰC


Máy biến áp lực là một trong những cấu trúc phức tạp và rất quan trọng trong hệ thống mạng lưới điện, máy có vai trò là cầu nối và chuyển tiếp điện năng ở các cấp điện khác nhau nhằm phục vụ cho công tác chuyển tải từ nguồn cung cấp điện cho tới nơi tiêu thụ. Vậy nguyên lý hoạt động của máy biến áp này như thế nào?
Máy biến áp lực

Tìm hiểu về máy biến áp lực

Máy biến áp lực là thiết bị chính và quan trọng nhất trong trạm điện, do vậy quá trình vận hành phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và theo dõi chặt chẽ tránh gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Người điều hành phải nắm vững các đặc tính kỹ thuật cũng như nguyên lý làm việc và các chế độ vận hành khác của máy, như vậy khi sử dụng mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Hình ảnh máy biến áp lực

Trong nhiều nam qua nhờ cải tiến công cụ thiết kế và chế tạo, do vậy người ta đã giảm được những tổn thất đáng kẻ và sử dụng một cách tối ưu, nhờ vậy mà giảm được kích thước cũng như giá thành chế tạo máy.
Máy biến áp lực có tuổi thọ cao dùng được trong thời gian dài, đây được xem là thiết bị có độ tin cậy cao, do đó đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các trạm biến áp hiện nay.

Nguyên lý làm việc của máy biến áp lực

Máy biến áp được chế tạo theo nguyên lý cảm ứng điện từ, khi có điện áp xoay chiều được đặt qua cuộn dây sơ cấp W1, trong cuộn dây sơ cấp lúc này sẽ có một dòng điện chạy qua, dòng điện i1 cảm ứng trong lõi thép từ thông.
Từ thông sẽ được móc qua vòng cuộn dây thứ cấp W2 và sinh ra trong cuộn dây thứ cấp 1 thì sức điện động cảm qua. Vì cuộn dây thứ cấp của máy biến áp có kháng trở dó vậy tại cuộn dây thứ cấp sẽ xuất hiện điện giáng Uo.
Máy biến áp lực hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ

Mỗi máy biến áp lực đều có một dung lượng làm nhiệm vụ cung cấp điện trực tiếp tới cho phụ tải, dó vậy nó giữ một vài trò quan trọng đối với nguồn điện trung gian và phân phổi điện năng của nguồn điện.
Trong khi vận hành mỗi máy biến áp sẽ tiêu thụ một lượng công suất không tải cùng với công suất mạch ngắn PN nên trong hệ thống máy biến áp đóng vai trò phụ tải.

Trên đây là những thông tin cơ bản về máy biến áp lực, đặc biệt là nguyên lý làm việc, hy vọng với những chia sẻ nêu trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại máy này từ đó áp dụng vào trong hệ thống điện để mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng.