CHIA SẺ

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

PHÂN LOẠI TRẠM BIẾN ÁP


Xây dựng trạm biến áp là một trong những vấn đề được rất nhiều gia đình quan tâm bởi chức năng ổn định và bảo đảm cung cấp điện áp trong những giờ cao điểm. Đặc biệt trong xây dựng, để phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau mà sẽ xây dựng các trạm biến áp cho phù hợp.
Trạm biến áp là gì

Trạm biến áp là gì?

Trong quá trình truyền tải điện năng, trạm biến áp có chức năng chuyển đổi điện năng từ 6 – 35 kv xuống 380 – 220V nhằm cung cấp toàn bộ điện năng đến các hộ gia đình, các cơ quan, xí nghiệp nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân.
Việc sử dụng trạm biến áp sẽ giúp truyền tải điện năng đến các hộ gia đình, đảm bảo quá trình phân phối điện đúng quy trình, phù hợp với từng công suất điện của các thiết bị điện. Do vậy mà việc xây dựng trạm biến áp tại các khu dân cư, tại các cụm công nghiệp là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng.
Hiện nay, đối với các công trình mới được xây dựng trong những năm gần đây, để đảm bảo mỹ quan đô thị, hầu hết các trạm biến áp đều được xây ngầm dưới đất. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát, thì tại những tuyến đường cũ vẫn còn tồn tại các trạm biến áp nhằm đảm bảo cho việc cấp phát điện cho các khu dân cư và trên toàn thành phố. Đặc biệt với nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của các hộ gia đình hiện nay.

Phân loại xây dựng trạm biến áp
Phân loại xây dựng trạm biến áp

  1. Xây dựng trạm biến áp ngoài trời

Đối với các trạm biến áp được xây dựng ngoài trời thông thường là các loại trạm có công suất lớn nhằm phục vụ các công trình trọng yếu tiêu thụ nhiều điện năng. Do là trạm có công xuất lớn nên việc lắp đặt máy biến áp cũng chiếm một khoảng diện tích nhất định. Để phân loại các trạm biến áp ngoài trời thì cần phải dựa vào giá thành và nhu cầu sử dụng, bao gồm:
+ Trạm treo:
Đây là dạng xây dựng trạm biến áp mà toàn bộ các thiết bị biến áp và hạ áp đều được trep trên cột. Việc sử dụng loại trạm này giúp làm giảm diện tích tiếp xúc với đất. Tuy nhiên, trạm treo này lại thiếu tính thẩm mỹ, gây mất mỹ quan đường phố nên ít được xây dựng tại các khu trung tâm.
+ Trạm giàn:
Cũng tương tự giống trạm treo, tuy nhiên với trạm giàn thì các thiết bị được treo giữa giá đã của hai cột.
+  Trạm nền:
Cũng giống với hai trạm trên, do là thiết bị xây dựng trên mặt đất gây tốn diện tích nên trạm nền cũng ít được sử dụng tại các thành phố lớn mà tập trung chủ yếu tạo các vùng nông thân, cơ quan, xí nghiệp. Để xây dựng trạm biến áp dạng nền này yêu cầu trong quá trình xây dựng cần phải có tường rào bao quanh. Phần dây cáp nối phải được đặt trên cao hoặc chôn xuống dưới lòng đất. Tuyệt đối không được để lộ thiên, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

2. Xây dựng trạm biến áp trong nhà
Xây dựng trạm biến áp trong nhà

So với trạm biến áp ngoài trời, trạm biến áp trong nhà thường chiếm diện tích nhỏ, không gây cồng kềnh. Với trạm biến áp trong nhà cũng có một số dạng thường gặp, bao gồm:
+ Trạm kín
Đây là dạng trạm mà hầu hết các thiết bị điện áp đều được đặt trong nhà. Thông thường trạm kín thường có hai loại: trạm công cộng phục vụ các khu chung cư cao tầng và trạm khách hàng là sử dụng trong hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình kinh doanh, sản xuất.
+ Trạm trọn bộ
Loại trạm trọn bộ nào yêu cầu được đặt kín, không chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài. Trạm trọn bộ này thường nhỏ, được lắp đặt trên nền nhà bê tông và sử dụng chính ở vùng nông thôn.